Dịch vụ xuất nhập khẩu Tiểu ngạch
Chính ngạch và tiểu ngạch là 2 loại hình thương mại mua bán quốc tế được sử dụng nhiều nhất. Vậy xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là gì? Bạn nên chọn hình thức mua bán xuất nhập khẩu chính ngạch hay tiểu ngạch, cùng Meas Express tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Hàng máy móc giá trị nhỏ phục vụ cho công trình
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì?
Tiểu ngạch là hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa giữa cư dân sinh sống ở gần khu vực biên giới của 2 nước liền kề nhau. Các mặt hàng buôn bán tiểu ngạch thường là những mặt hàng giá trị nhỏ như: Nông sản, các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc,…
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức mua bán thương mại hàng hóa quốc tế giữa cư dân 2 quốc gia có biên giới liền kề nhau. Tại Việt Nam hình thức nhập khẩu tiểu ngạch phố biến thường diễn ra ở các tỉnh biên giới: Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia,…
Có nhiều quý Khách hàng đặt câu hỏi là: Hình thức tiểu ngạch có phải đi “chui, lậu” không? Meas Express xin giải đáp tới quý Khách hàng là hình thức này hoàn toàn hợp pháp vì được nhiều thương lái ưa chuộng hiện nay bởi vì thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp. Đối với hình thức xuất nhập khẩu này, các cá nhân, tổ chức vẫn phải đóng thuế và phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm,…
Hàng hóa nhỏ lẻ được gom đơn chuyển đi Campuchia mỗi ngày
Ưu điểm và nhược điểm của vận chuyển tiểu ngạch:
Về ưu điểm:
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
Chi phí vận chuyển không quá cao so với hình thức chính ngạch đường bộ
Hàng hóa tiểu ngạch không phải đi qua cửa khẩu nên thủ tục dễ dàng hơn. Khi sử dụng đường tiểu ngạch thì nhà vận chuyển sẽ gom hàng chung lên xe tải. Sau đó kê khai hàng hóa chung, vẫn phải đóng thuế như bình thường. Tuy vậy mức thuế phải nộp sẽ ít hơn so với việc nhập khẩu chính ngạch thông thường
Hình ảnh hàng hóa thực phẩm, quần áo load đầy tải
Về nhược điểm:
Tính ổn định thấp: Do giá trị của giao dịch khá nhỏ cùng với đó mặt hàng phổ biến thường là hoa quả, thực phẩm nên kim ngạch thường biến đổi. Cụ thể sẽ thay đổi theo thời tiết hoặc theo mùa vụ và theo chính sách bên kiểm định.
Dễ bị lợi dụng để thực hiện hình thức trốn thuế. Thực chất, thuế nhập khẩu tiểu ngạch ít hơn nhiều so với nhập khẩu chính ngạch. Mặt khác thủ tục cũng đơn giản hơn nên công ty có thể lợi dụng khe hở này thuê người dân vùng biên giới mua hàng hóa nhằm hạn chế số thuế phải nộp.
Nếu không kiểm soát chặt chẽ, hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch là nguồn cơn của việc trầm trọng hóa tình trạng buôn lậu cũng như tuồn hàng bẩn vào thị trường nội địa nhiều hơn.
Những mặt hàng thường được vận chuyển bằng tiểu ngạch nhiều nhất:
Hàng cá nhân: tạp hóa, thực phẩm khô, quần áo, mỹ phẩm, giày dép, đơn hàng shoppe, lazada, …
Hàng quà tặng, biếu, cho.